PHÒNG GD & ĐT QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:172/KH- NDU Quảng Xương, ngày 15 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ Kế hoạch 442/KH-PGDĐT ngày 25/ 8/2017 của ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 của bậc học Mầm non, cấp Tiểu học, THCS. GDTX;
Căn cứ công văn số: 467/PGDĐT-THCS của Phòng GD &ĐT Quảng Xương hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018
Căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị, truờng THCS Nguyễn Du xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 với những nội dung sau:
Phần A
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Khái quát chung:
- Tên đơn vị : Trường THCS Nguyễn Du- Huyện Quảng Xương- Thanh Hóa
- Trường thành lập ngày 15 tháng 1 năm 1990
- Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2006
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: Trường gồm 2 tổ chuyên môn , tổ KHTN và tổ KHXH
- Tổng số cán bộ giáo viên : 45 đồng chí.
Trong đó: + Thạc sĩ: 6 đ/c
+ Đại học: 38 đ/c
+ Cao đẳng : 1 đ/c
- Các tổ chức đoàn thể: Trường có chi bộ Đảng, gồm 29 đảng viên, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong.
* Biên chế lớp năm học 2017-2018
Tổng số lớp: 18 . Tổng số học sinh: 688 em
Khối
Số học sinh
Số lớp
6
170
4
7
153
4
8
160
4
9
205
6
Tổng
688
18
* Tổng diện tích trường: 12 000m2
Gồm:- 2 dãy nhà học 20 phòng
- 1 khu nhà học đa chức năng đủ các phòng học bộ môn
- 1 khu hiệu bộ
- 1 khu bán trú, nhà bếp
2. Chức năng nhiệm vụ: Ngoài việc giảng dạy học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông, trường còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện.
3. Thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi:
Nhà trường hiện có tương đối đầy đủ số lượng phòng học và các phòng chức năng đảm bảo cho hoạt động dạy học.
Số lượng cán bộ giáo viên của nhà trường đảm bảo dạy ở tất cả các bộ môn theo quy định. Tập thể giáo viên nhà trường 100% đạt chuẩn, trong đó có 98% đạt trên chuẩn, đa số là những đồng chí có chuyên môn giỏi, luôn đoàn kết và có ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Học sinh phần lớn chăm ngoan, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và tu dưỡng. Chất lượng toàn diện, số lượng học sinh giỏi cấp huyện , cấp tỉnh luôn ở mức cao và ổn định. Năm học 2017-2018 , việc tuyển sinh đầu cấp có nhiều thuận lợi, cộng với việc nhà trường đón nhận thêm các em học sinh ở các đội tuyển dự thi cấp tỉnh, vì vậy chất lượng học sinh đảm bảo.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo. Các tổ chức đoàn thể trong trường đều mạnh và đều tay trong việc tổ chức chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ. Chi bộ Đảng trong trường luôn là khối thống nhất, là cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh trong suốt nhiều năm qua. Nhà trường truyền thống đoàn kết, dạy tốt học tốt. Kết thúc năm học 2016-2017,nhà trường Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Năm học 2017-2018 nhà trường được chọn làm thí điểm đề án " Trường học gắn với thực tiễn" của huyện, đó là cơ hội lớn cho thầy và trò phát huy sáng tạo trong giảng dạy và học tập
* Khó khăn:
Chất lượng đội ngũ còn chưa đồng đều, gây khó khăn cho việc phân công chuyên môn. Đời sống của một bộ phận giáo viên còn nhiều khó khăn, chế đội cho giáo viên dạy các đội tuyển còn thấp.
Về học sinh, nhiều học sinh khá giỏi ở xa chưa có điều kiện theo học tại trường. Vì vậy chất lượng đầu vào dù đã được cải thiện, vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu.Các em học sinh ở các đội tuyển dự thi cấp tỉnh nhiều em nhà xa, điều kiện đi lại , sinh hoạt rất khó khăn
Phần B
NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Năm học 2017-2018, tiếp tục triển khai Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI, nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục & Đào tạo,Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc Hội, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thực hiện Chỉ thị số 2699CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo, chỉ thị số 16CT/UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 , trường THCS Nguyễn Du xác định những nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện đơn vị, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh .
2. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, đổi mới, sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường; Làm tốt công tác thi đua khen thưởng theo các tiêu chí cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả công tác của từng cá nhân; Tiếp tục tăng cường quản lý công tác dạy và học với phương châm “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” ; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ trong các nhà trường..
3. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; Thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”; nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. Đảm bảo chất lượng các đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh.
4. Tập xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và rèn kĩ năng sống cho học sinh; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh; Xây dựng kế hoạch bồi dương, nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ CBGV để từng bước nâng hạng giáo viên đạt chuẩn theo yêu cầu.
5. Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng thực chất, hiệu quả.Tăng cường sự tham gia của cơ sở sản xuất, dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp. Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp . Thực hiện thành công đề án " Trường học gắn với thực tiễn" của UBND huyện.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua
1.1 Mục tiêu:
- Toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tích cực hưởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành
- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cán bộ giáo viên, học sinh toàn trường
1.2. Giải pháp:
- Tiếp tục triển khai cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động" Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" , cuộc vận động " Hai không" , các phong trào thi đua" Dạy tốt, học tốt" thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:, phong trào " Chung tay xây dựng nhà trường phát triển". Cuộc vận động " Giáo dục gắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống cho học sinh" Lồng ghép nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong tất cả các hoạt động của nhà trường.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ huynh,…trong việc triển khai thực hiện các nội dung của các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường.
- Phát động phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh, có đánh giá tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm cuối mỗi kỳ. Phát động các phong trào thi đua ngắn ngày nhân các kỷ niệm ngày lế lớn trong năm: 20/10; 20/11; 22/12; 3/2; 8/3; 26/3; 30/4, 19/5
- Thực hiện nghiêm túc việc thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh theo đúng tinh thần cuộc vận động " Hai không". Nghiêm túc xử lý vi phạm trong giáo viên , học sinh
2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
2.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
2.1.1 Mục tiêu: Tất cả cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục, thực hiện nghiêm những quy định về dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường
2.1.2. Giải pháp:
- Thực hiện nghiêm túc khung phân phối chương trình, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Duy trì bồi dưỡng học sinh ở các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh theo nguyện vọng của phụ huynh, học sinh 3 buổi/ tuần
- Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để duy trì sinh hoạt chuyên môn 1 buổi/ tuần
- Tổ chức tốt việc dạy ngoại ngữ trong trường, thành lập và duy trì câu lạc bộ Tiếng Anh
2..2 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
2.2.1. Chất lượng giáo dục hạnh kiểm
* Chỉ tiêu: 100% xếp hạnh kiểm khá tốt, trong đó 90% học sinh xếp hạnh kiểm tốt
* Giải pháp:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt ý thức của mỗi thầy cô giáo trong việc làm gương cho học sinh
- Tổ chức học tập nghiêm túc nội quy của nhà trường, xây dựng quy chế đánh giá thi đua trong học sinh các lớp
- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống, chú trọng việc tuyên dương, khen thưởng học sinh
- Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, khuyến khích tham gia các hoạt động thể thao, thu hút học sinh vào các hoạt động vui chơi bổ ích, tránh xa những tệ nạn xã hội.
- Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, tiết kiệm năng lượng, giáo dục môi trường, giáo dục ý thức pháp luật, bảo tồn thiên nhiên, … theo quy định của Bộ GD cho học sinh
- Xây dựng môi trường giáo dục nề nếp- kỷ cương- thân thiện
2.2.2. Chất lượng văn hóa:
* Chỉ tiêu:
- 100% học sinh đạt từ trung bình trở lên, trong đó 98% học sinh xếp học lực khá, giỏi
- Học sinh giỏi cấp huyện: Các đội tuyển chính thức dự thi cấp huyện có 90% số học sinh tham gia đạt giải , đồng đội xếp thứ nhất. Đội tuyển các môn mĩ thuật, thể dục đồng đội xếp trong tốp 5
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: Số học sinh tham gia các đội tuyển cấp tỉnh là 7 em trở lên với các đội toán, lý, Hóa, Văn, T. Anh và 5 em trở lên với các đội còn lại. Trong đó ít nhất 80% học sinh dự thi có giải, 50% đạt từ giải ba trở lên
- Học sinh thi vào THPT : 100% thi đỗ với điểm BQ: 7,5
* Giải pháp:
- Đổi mới phương pháp dạy học: Tăng cường các phương pháp dạy học tích cực, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, khuyến khích việc học tập ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như dạy học trực tuyến, trường học ảo, bằng cách giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Hướng dẫn học sinh tham gia các chương trình của đề án "giáo dục gắn với thực tiễn", tham gia các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn, thi sáng tạo KHKT
- Đổi mới kiểm tra đánh giá: Thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD về kiểm tra đánh giá học sinh, việc ra đề thi, kiểm tra đảm bảo đúng trọng tâm và phù hợp với điều kiện học sinh của nhà trường . Nâng cao nghiệp vụ , tăng cường ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên trong kiểm tra, đánh giá học sinh. Công khai đề thi và kết quả học tập của học sinh tren trang web của nhà trường
- Khích lệ học sinh: Xây dựng cơ chế khen thưởng khuyến khích học sinh , phát động các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh, tăng cường công tác khuyến học để có nguồn quỹ khen thưởng kịp thời cho giáo viên và học sinh
- Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học: Tăng cường khâu quản lý , bổ sung và sắp xếp hợp lý đồ dùng dạy học thuận lợi cho giáo viên sử dụng.
2.2.3. Giáo dục lao động, hướng nghiệp
* Mục tiêu: Tất cả học sinh của nhà trường đều được giáo dục lao động , tiếp cận với tư vấn hướng nghiệp
* Giải pháp:
- Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch " Trường học gắn với thực tiễn": tổ chức mô hình trồng trọt " Nông nghiệp công nghệ cao", câu lạc bộ tin học, tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt các buổi ngoại khóa, mới chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9.
- Tổ chức cho học sinh lao động dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, … giáo dục ý thức trong hoạt động tự phục vụ và tham gia giúp đỡ gia đình.
2.2.4. Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
* Mục tiêu: Thực hiện nghiêm túc quy định số tiết của chương trình, sáng tạo trong hình thức tổ chức nhằm tăng cường ý thức tập thể, rèn luyện kỹ năng sống cho tất cả học sinh
* Giải pháp:
- Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học
- Kêu gọi sáng tạo của giáo viên, học sinh trong việc đề xuất các hình thức tổ chức hoạt động
- Kết hợp với việc thực hiện đề án Trường học gắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống cho học sinh để có hiệu quả công tác tốt hơn
2.2.5 Giáo dục văn nghệ, thẩm mỹ, giáo dục thể chất
* Mục tiêu: Phát triển toàn diện học sinh
* Giải pháp:
- Tổ chức tốt việc giảng dạy chính khoa các bộ môn âm nhạc, mĩ thuật, thể dục
- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, đua vào các hoạt động này những nội dung giáo dục tình cảm và năng lực đối với các lĩnh vực kể trên
2.3. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh
* Chỉ tiêu:
- 100 % học sinh đạt Trung bình trở lên trong đó 90% đạt khá giỏi
- 100% học sinh được bồi dưỡng năng lực giao tiếp và cải thiện kỹ năng nghe, nói tiếng Anh
* Giải pháp:
- Thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình dạy học Tiếng Anh mới
- Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tiếp cận với đổi mới thi tiếng Anh 4 kỹ năng
- Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng anh và tạo điều kiện để học sinh tham gia câu lạc bộ
- Tổ chức sân chơi " Hùng biện bằng Tiếng Anh"; " Rung chuông vàng" ,…
2.4. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh
* Chỉ tiêu: Các đội tuyển do nhà trường phụ trách có ít nhất 80% học sinh đạt giải, trong đó 50% đạt từ giải ba trở lên, đồng đội xếp trong tốp 5. Toàn đoàn xếp trong tốp 4
* Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh không chỉ quan tâm mình môn dự thi cấp tỉnh mà để các em có điều kiện học tập toàn diện. tổ chức tốt việc bồi dưỡng các bộ môn toán, văn, tiếng Anh ở các lớp đội tuyển, xây dựng chương trình bồi dưỡng có phê duyệt của chuyên môn Phòng GD
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch bài dạy của giáo viên thông qua việc theo dõi của Bna giám hiệu và chất lượng bài khảo sát
- Tổ chức giao lưu trong và ngoài huyện, mời chuyên viên Sở GD, Phòng GD về giảng dạy
- Khuyến khích học sinh bằng các giải pháp thi đua trong suốt năm học
- Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, nâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
3.1.Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến
- 100% giáo viên đạt khá giỏi trong khảo sát chuyên môn cấp huyện
- 100% cán bộ quản lý đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên
3.2.Giải pháp:
- Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ năm học đến từng cán bộ giáo viên và học sinh
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, trong đó nhấn mạnh yêu cầu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT; kiên quyết xử lý tiêu cực
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên thông qua các chuyên để do SGD, PGD tổ chức . Ngoài ra việc bồi dưỡng còn được giao cho các tổ nhóm chuyên môn với các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm phụ trách
- BGH thường xuyên dự giờ thăm lớp: Mỗi tuần hiệu trưởng dự ít nhất 1 tiết; HP ít nhất 2 tiết. Giáo viên mỗi tuần dự ít nhất 1 tiết
- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung vào thảo luận phương pháp dạy học tích cực, phương pháp kiếm tra đánh giá .
- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Tổ chức hoạt động NCKH thiết thực, tập trung vào những vấn đề cụ thể, còn vướng mắc ở đơn vị.
- Tham mưu với ủy ban huyện phương án tuyển chọn giáo viên để có thể tuyển chọn được đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
4. Công tác xây dựng trường chuẩn, thư viện chuẩn Quốc Gia
4. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường chuẩn , thư viện chuẩn Quốc gia
4.1. Mục tiêu:
- Xây dựng khuôn viên trường theo hướng Xanh - Sạch – Đẹp – An toàn
- Xây dựng và bổ sung trang thiết bị cho các phòng học bộ môn đảm bảo thuận tiện cho dạy học đổi mới phương pháp.
- Xây dựng thư viện trường đạt các tiêu chí chuẩn Quốc gia
4.2. Giải pháp:
- Tham mưu với UBND huyện xây dựng nhà kính 150m2 phục vụ cho việc thực hành nghiên cứu của học sinh theo đề án " Trường học gắn với thực tiễn"
- Kết hợp sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác xây dựng thư viện , lắp đặt máy tính, nối mạng Internet thư viện tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin phục vụ giảng dạy , học tập của giáo viên và học sinh
- Nhanh chóng tổ chức bán trú cho học sinh ở xa ngay từ đầu năm học
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục , đặc biệt từ sự ủng hộ của phụ huynh để có nguồn quỹ , cải tạo nhà để xe cho học sinh, cải tạo khuôn viên, bổ sung trang thiết bị dạy học.
- Tổ chức, phát động phong trào xây dựng khuôn viên trường xanh -sạch- đẹp- an toàn trong toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh
- Tổ chức tốt phọng trào quyên góp sách cho thư viện .
5. Đổi mới công tác quản lý giáo dục:
5.1. Mục tiêu:
- Xây dựng môi trường giáo dục nề nếp- kỷ cương- thân thiện
- Làm cho công tác quản lý thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
- Thực hiện đề tài đổi mới theo đăng ký với PGD: Sử dụng, khai thác tối đa trang web của nhà trường trong việc quản lý và công khai hóa mọi hoạt động của nhà trường
5.2. Giải pháp:
- Tăng cường công tác kiếm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân và các tổ chức trong nhà trường
- Hoàn thiện quy chế làm việc và phối hợp công tác trong nhà trường
- Thường xuyên kiếm tra giám sát việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục, đảm bảo nghiêm túc trong kiếm tra, thi cử và đánh giá học sinh
- Tiếp tục thực hiện quy chế thực hiện công khai đối với các tổ chức cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân: công khai kết quả, chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện cơ sở vật chất và công khai thu chi tài chính
- Đổi mới công tác thanh tra kiếm tra, tăng cường kiếm tra chuyên để chú trọng công tác kiếm tra nội bộ nhà trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin , sử dụng các phần mềm quản lý trong quản lý học sinh, giáo viên, tài chính, thư viện, ...
- Quản lý dạy thêm học thêm theo quy định.
- Kiện toàn nhóm biên tập webside , thường xuyên cập nhật thông tin về kế hoạch giáo dục, kết quả giáo dục cũng như kiểm tra đánh giá học sinh
CÁC CHỈ TIÊU LỚN PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2017-2018
* Chất lượng: - Học lực: 100% đạt từ TB trở lên trong đó 98 % khá giỏi
- Hạnh kiểm: 100% khá tốt
* Học sinh giỏi các cấp:
<1> Học sinh giỏi cấp huyện: 90% học sinh dự thi đạt giải . Đồng đội xếp thứ nhất.
< 2> Học sinh giỏi cấp tỉnh: Các đội tuyển cấp tỉnh do nhà trường phụ trách được xếp hạng từ thứ 5 trở lên . Đồng đội xếp từ thứ 4 trở lên
* Học sinh thi vào THPT: 100% học sinh K9 thi đỗ và THPT với số ĐBQ 7.5
* Giáo viên :
- GVG cấp huyện: 100% giáo viên dự thi khảo sát đạt điểm khá trở lên
- SKKN : 10 SKKN xếp loại cấp huyện, trong đó có 3 đề tài được xếp loại cấp tỉnh
- Danh hiệu thi đua cá nhân: - 10 đồng chí đạt CSTĐ cấp huyện, tỉnh
- 3 đồng chí được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen
* Tham gia cuộc thi Sáng tạo KHKT: Có ít nhất một sản phẩm dự thi cấp tỉnh
* Tham gia cuộc thi sử dụng kiến thức liên môn: Có ít nhất 3 bài dự thi cấp tỉnh
* Tập thể:
- Nhà trường: Đạt tập thể lao động xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen
- Các tổ chuyên môn: Đạt tổ tiên tiến xuất sắc
- Các lớp: 100% lớp tiên tiến, trong đó 70% đạt tiên tiến xuất sắc
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018. Năm học 2017-2018 nhà trường tiếp tục tăng cường nề nếp kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục với tinh thần quyết tâm giữ vững lòng tin của nhân dân về nhà trường. Trong quá trình thực hiện, theo chỉ đạo của cấp trên hoặc để phù hợp tình hình thực tế hội đồng nhà trường sẽ có thể thống nhất điều chỉnh.
Quảng Xương, ngày 15 tháng 9 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Phương